THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG BÃI CHÔN LẤP LỢN DỊCH TẢ CHÂU PHI TẠI TỈNH THÁI BÌNH

  • Võ Hữu Công, Trần Đức Viên, Lại Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Lan, Đinh Hồng Duyên, Lý Thị Thu Hà, Lê Văn Hùng, Vũ Thị Thu Trà, Nguyễn Thị Hương Giang, Cam Thị Thu Hà
Từ khóa: Dịch tả lợn; Xử lý xác lợn; Chất lượng nước; Chất lượng đất; Chất lượng không khí

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng môi trường nước, đất và không khí bãi chôn lấp lợn dịch tả châu Phi tại tỉnh Thái Bình. Nghiên cứu thực địa đối với chất lượng nước mặt, nước ngầm, đất và không khí xung quanh các điểm chôn lấp trên địa bàn huyện Vũ Thư, Quỳnh Phụ, Hưng Hà và Tiền Hải. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng môi trường nước quanh bãi chôn lấp được đặc trưng bởi các yếu tố ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD) và amoni (NH4+) với mức nồng độ quan trắc được từ 6,0–183mg/L BOD5 và 11,5–78,2 mg/L COD trong nước ngầm quanh hố chôn lấp. Hầu hết các điểm chôn lấp đều có nồng độ H2S vượt ngưỡng cho phép (QCVN06:2009/BTNMT). Coliform trong nước mặt cạnh hố chôn cao gấp 10,1–25.833 lần so với quy chuẩn cho phép (7500 CFU/100mL). Đối với nước ngầm mật độ coliform cao gấp 100-33.566 lần so với quy chuẩn cho phép là 3 CFU/100ml. Trong môi trường đất có sự xuất hiện của colifirm nhưng không phát hiện có E.coli Salmonela. Các nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và hố chôn lấp cần được tiến hành sâu hơn để có hệ thống quản lý tốt hơn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)