TÁC ĐỘNG GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA CAO CHIẾT ETHANOL TỪ CÂY TRÂU CỔ (FICUS PUMILA) LÊN TẾ BÀO UNG THƯ VÚ MCF7

  • Nguyễn Phú Hùng, Nguyễn Thị Hương
Từ khóa: Apoptosis; Ung thư vú; Trâu cổ; Cây thuốc; Chu kỳ tế bào; MCF7

Tóm tắt

Ung thư vú là một trong những bệnh ác tính phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới. Nó gây ra gánh nặng chăm sóc sức khỏe đáng kể ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Thuốc thảo dược đang thu hút sự quan tâm của giới khoa học nhằm hướng tới phương pháp điều trị mới cho bệnh ung thư vú. Cây Trâu cổ (Ficus pumila) là một loài cây thuộc chi Ficus, họ Dâu tằm (Moraceae) và được biết đến là có nhiều tác dụng trong y học. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng gây độc tế bào của chiết xuất ethanol của cây Trâu cổ với dòng tế bào ung thư vú MCF7. Dữ liệu thu được trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, chiết từ cây Trâu cổ gây ức chế sự tăng sinh của tế bào phụ thuộc vào liều lượng cao chiết, với giá trị IC50 là 0,29 mg/mL sau 48h nuôi cấy. Kết quả phân tích Flow cytometry cho thấy, cao chiết ethanol từ cây Trâu cổ làm dừng sự phân chia của chu kỳ tế bào tại pha G2/M, gây độc cho tế bào, do đó gây ra apoptosis ở tế bào MCF7. Vì vậy, Trâu cổ (Ficus pumila) có thể được coi là loại dược liệu tiềm năng để phát triển chống lại tế bào ung thư vú.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)