ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CÂY HOM KIM ANH (ROSA LAEVIGATA MICHX.) VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, THỔ NHƯỠNG TẠI THÁI NGUYÊN

  • Phó Thị Thúy Hằng, Hoàng Thị Cúc, Trần Thị Quỳnh Anh
Từ khóa: Cây Kim anh; Giâm hom; Sự ra hoa cây Kim anh; Thời kỳ ra hoa; Trùng Khánh - Cao Bằng

Tóm tắt

Kim anh (Rosa laevigata Michx.) là cây bản địa mọc hoang tại phía Nam Trung Quốc, sau đó chúng di cư sang một số tỉnh của Việt Nam, Lào. Hiện nay, ở Việt Nam khu vực phân bố tự nhiên của cây Kim anh chỉ có ở một số huyện của tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, khu vực giáp ranh với Trung Quốc. Năm 2017, với mong muốn trồng cây Kim anh trong tương lai tại khu vực Thái Nguyên, nghiên cứu giâm hom cây Kim anh đã thành công với cành cho hom được thu hái từ cây Kim anh bản địa (tại huyện Trùng Khánh - Cao Bằng). Tuy nhiên, cần phải tiếp tục đánh giá sự thích ứng của cây hom Kim Anh với thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh Thái Nguyên. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định khả năng sinh trưởng, phát triển; sự ra hoa; sự tạo quả của cây. Bằng phương pháp thực nghiệm trên thực địa đã thu được kết quả sau: Cây hom Kim anh sinh trưởng, phát triển rất tốt: cây khỏe, dài, mập, không bị sâu bệnh, khả năng phát sinh chồi mầm mới cao. Tuy nhiên, cây hom Kim anh được trồng thực địa tại Thái Nguyên không có khả năng ra hoa, kết quả như cây hom Kim anh trồng tại Trùng Khánh - Cao Bằng. Nguyên nhân của hiện tượng này bước đầu được xác định là do khí hậu (nhiệt độ) tại Thái Nguyên trong thời kỳ ra hoa không phù hợp cho sự ra hoa của cây Kim anh.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)