KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU, HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI SAU BIOGAS CỦA THỦY TRÚC (Cyperus alternifolius) VÀ CỎ NẾN (Typha orientalis)

  • Lương Thị Thúy Vân, Bùi Thị Kim Anh, Chu Mạnh Nhương, Phạm Thương Giang
Từ khóa: Thủy trúc; Cỏ nến; COD; NH4 ; pH; TSS, T-N; Chống chịu; Sau biogas

Tóm tắt

Từ thực trạng chất lượng nước thải sau biogas tại các trang trại chăn nuôi lợn, nghiên cứu đã lựa chọn hai loài thực vật thủy sinh để xử lý nước thải theo định hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ bãi lọc trồng cây nhân tạo. Thí nghiệm được thiết kế nhằm đánh giá khả năng chống chịu COD, NH4+ và pH của Thủy trúc (Cyperus alternifolius) và Cỏ nến (Typha orientalis) thông qua khả năng sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau. Cả hai loài thực vật cho sinh khối ổn định trong dải pH từ 5 đến 9, nồng độ COD đến 1000 mg/L và nồng độ NH4+ từ 50 đến 250 mg/L. Hiệu suất xử lý TSS (Total Suspended Solids – Tổng chất rắn lơ lửng), COD (Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học), NH4+, T-N (Total Nitrogen – Tổng nitơ) của Thủy trúc tương ứng là 85,9%, 76,8%, 76,8%, 66,8% và Cỏ nến là 85,4%, 66,5%, 61,5%, 52,0%. Chất lượng nước thải sau xử lý đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nước thải chăn nuôi (QCVN62-MT:2016/BTNMT, cột B). Tuy nhiên, Thủy trúc có ưu thế hơn nhờ khả năng chống chịu tối ưu, hiệu quả xử lý và thời gian xử lý các chất ô nhiễm của loài thực vật này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-31
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)