BIẾN ĐỔI ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI Ở LOÀI GLOSSOGOBIUS PARSIPAPILLUS PHÂN BỐ DỌC SÔNG HẬU, TỪ CẦN THƠ ĐẾN SÓC TRĂNG

  • Đinh Minh Quang, Nguyễn Hữu Đức Tôn, Nguyễn Thị Kiều Tiên
Từ khóa: Cá bống; Cần Thơ; Đặc điểm hình thái; Glossogobius sparsipapillus; Sóc Trăng

Tóm tắt

Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu về biến đổi đặc điểm hình thái của loài Glossogobius sparsipapillus ở Đồng bằng sông Cửu Long. Một tập hợp 355 cá thể, gồm 155 cá cái và 200 cá đực, được thu thập từ Cái Răng, tỉnh Cần Thơ và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020 để phân tích hình thái. Các phân tích thống kê cho thấy chiều dài tổng (TL) của cá có mối quan hệ chặt chẽ với chiều dài chuẩn (SL), chiều cao cơ thể (BH) và chiều dài đầu (HL) do các giá trị r2 cao của các phép hồi quy, ví dụ SL = aTLb, HL = aTLb và BD = aTLb (r2 > 0,666 cho mọi trường hợp). Các giá trị độ dốc (b) hồi quy TL-SLTL-HL cho thấy A-I ở đực nhưng IA+ ở cái tương ứng; trong khi đó b của hồi quy TL-HL cho cùng kết quả ở hai giới tính (A-). Nó chỉ ra rằng giới tính cá có thể được xác định từ các hồi quy TL-SLTL-BH. Sự thành thục của cá có thể được ước tính từ ba hồi quy khi giá trị b hiển thị I ở cá trưởng thành nhưng A ở cá chưa trưởng thành. Các hồi quy TL-HLTL-BH có thể được sử dụng để đánh giá thời gian và địa điểm đánh bắt cá vì các giá trị b thay đổi theo các mùa và địa điểm khác nhau. Kết quả cho thấy chúng ta có thể sử dụng SLBL để xác định giới tính cá; SL, BLHL để xác nhận thời điểm, địa điểm đánh bắt cá và thời điểm cá trưởng thành.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-04-29
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)