SỰ ĐỒNG CẢM, SỰ GẮN KẾT VÀ HÀNH VI TỰ NGUYỆN PHỤC VỤ TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH COVID-19

  • Lê Thái Phượng
  • Mai Thị Phượng
  • Nguyễn Quang Cường
Từ khóa: Sự đồng cảm; Sự gắn kết; Hành vi tự nguyện phục vụ tổ chức; Du lịch; COVID-19

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định vai trò của sự đồng cảm đối với sự gắn kết và hành vi tự nguyện phục vụ tổ chức của nhân viên ngành du lịch trong bối cảnh COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng. Mô hình nghiên cứu được đánh giá qua hai bước là đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS. Kết quả khảo sát 321 nhân viên tại các khách sạn và công ty lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy: (1) sự đồng cảm của nhân viên tác động tích cực đến sự gắn kết đối với doanh nghiệp với hệ số tác động f2 bằng 0,361; (2) sự đồng cảm của nhân viên tác động tích cực đến hành vi tự nguyện phục vụ tổ chức với hệ số tác động f2 bằng 0,729; (3) sự gắn kết của nhân viên tác động tích cực đến hành vi tự nguyện phục vụ tổ chức với hệ số tác động f2 bằng 0,364. Kết quả nghiên cứu giúp các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng nhận thức được tầm quan trọng của sự đồng cảm từ nhân viên trong bối cảnh hiện nay.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-14
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)