NHÀ NƯỚC LÝ - TRẦN VỚI CÁC TỘC NGƯỜI MIỀN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

  • Đàm Thị Uyên
  • Đỗ Thị Xuân
Từ khóa: Nhà nước Lý – Trần; Biên giới phía Bắc; Chính sách dân tộc; Chính sách “Nhu viễn”; Chính sách “Cương”; Chính sách “Nhu và Cương”

Tóm tắt

Do vị trí chiến lược của địa bàn cư trú, các tộc người vùng biên giới phía Bắc luôn giữ vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Trước thực tế đó, các vương triều phong kiến Việt Nam đã đề ra một số chính sách và biện pháp tích cực đối với dân tộc thiểu số. Với việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, bài viết này đi sâu tìm hiểu chính sách dân tộc của nhà nước Lý - Trần qua các thời điểm lịch sử khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các nhà nước Lý - Trần đã thực hiện có hiệu quả chính sách “Nhu viễn”, “Cương” hoặc kết hợp “Nhu và Cương” đối với đồng bào thiểu số miền biên giới phía Bắc. Kết quả nghiên cứu không chỉ mang lại giá trị thực tiễn sâu sắc cho sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, mà còn có ý nghĩa giáo dục thiết thực, nhất là đối với con em người dân tộc miền núi hiện nay.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-07
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)