SƠ LƯỢC CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC TIẾNG HÁN TẠI VIỆT NAM NĂM 1874-1906

  • Nguyễn Thị Kim Phượng
Từ khóa: Chính sách giáo dục của Bắc kỳ; Chính sách giáo dục của Nam kỳ; Chính sách giáo dục tiếng Hán; Chính sách giáo dục nho học; Thời kỳ Pháp thuộc

Tóm tắt

Nhu cầu hàng đầu của chính quyền Pháp sau khi chiếm được Việt Nam chính là huỷ diệt nền Nho học và thay vào đó là một nền giáo dục phục vụ cho bộ máy cai trị. Tuy vậy, chữ Hán vào giai đoạn thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX vẫn không bị lãng quên. Nhưng các nhà nghiên cứu Việt Nam chỉ tập trung phân tích chính sách giáo dục của thực dân Pháp đối với Pháp ngữ và chữ Quốc ngữ. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là chỉ rõ sự khác nhau trong chính sách giáo dục khoa cử chữ Hán tại Nam Kỳ và Bắc-Trung Kỳ của chính quyền thực dân Pháp trước năm 1906. Bài báo thông qua phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu như nghị định, quyết định, đã cho ra kết luận. Thứ nhất, chính sách hàng đầu của Pháp vẫn là “giải Hán hoá”, nhưng tại Nam Kỳ, chính quyền Pháp không hiểu được rằng “dục tốc bất đạt” vậy nên trước năm 1906 đã nhận được thất bại thảm hại. Thứ hai, sau thất bại đó thực dân Pháp đã biết rút kinh nghiệm trong việc “triệt tiêu” Nho giáo ở Bắc và Trung Kỳ, đó là từng bước đưa tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ vào đời sống của dân ta. Nghiên cứu này không chỉ mang đến cho độc giả một cái nhìn toàn cảnh, khách quan về chính sách của thực dân Pháp đối với nền giáo dục chữ Nho Việt Nam lúc bấy giờ, mà còn là tiền đề cho những nghiên cứu sau này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-30
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)