THI PHÁP HƯ KHÔNG TRONG THƠ HAIKU VÀ KHOẢNG TRỐNG KHÔNG BẠCH TRONG TRANH MẶC HỘI NHẬT BẢN

  • Nguyễn Diệu Minh Chân Như
Từ khóa: Thi pháp hư không; Thơ haiku; Tranh mặc hội; Văn học so sánh; So sánh liên ngành

Tóm tắt

Tương quan giữa thơ ca và hội họa trong nghệ thuật phương Đông từ lâu đã được nói đến một cách khái quát như: “thi trung hữu họa; họa trung hữu thi” (trong thơ có họa; trong họa có thơ). Nhưng những công trình nghiên cứu khoa học làm sáng tỏ mối tương quan đó thì nhìn chung vẫn chưa nhiều. Bài viết dựa trên cơ sở lí thuyết so sánh liên ngành trong văn học so sánh, đồng thời, thông qua việc khảo sát số liệu 102 tác phẩm thơ haiku và 98 tác phẩm tranh mặc hội nổi bật nhất ở Nhật Bản trong khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, để tìm ra điểm giao thoa giữa thơ haiku và tranh mặc hội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một trong những điểm giao thoa đó là thi pháp hư không trong thơ haiku và khoảng trống không bạch trong tranh mặc hội. Từ kết quả nghiên cứu này, bài viết mở ra hướng tiếp cận mới đối với thơ haiku Nhật Bản, đồng thời bước đầu tìm hiểu về phương thức tiếp nhận tranh mặc hội, vốn là một thành tựu văn hóa nghệ thuật đặc sắc, nhưng vấn đề tiếp nhận vẫn chưa được đào sâu nghiên cứu một cách sâu rộng ở Việt Nam. Mặc khác, công trình nghiên cứu cũng đóng góp những kết quả thực tế để phát triển mở rộng lí thuyết về so sánh loại hình trong lí thuyết so sánh văn học đương đại, tạo tiền đề cho những nhiên cứu mới trên phương diện lí luận.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-25
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)