CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM (HÀ NỘI, VIỆT NAM) - THỰC TRẠNG, BẢO TỒN, VÀ PHÁT TRIỂN

  • Hà Triệu Huy
Từ khóa: Làng cổ Đường Lâm; Giá trị văn hóa; Hà Nội; Di sản văn hóa; Bảo tồn và Phát triển

Tóm tắt

Bài viết này nghiên cứu hai giá trị văn hóa lớn của Làng cổ Đường Lâm bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tác giả đã cung cấp các kết quả điều tra thực địa và dựa trên các kỹ thuật của phương pháp định tính, bao gồm quan sát tham dự, phỏng vấn sâu và thu thập dữ liệu để chỉ ra thực trạng về di sản văn hóa Làng cổ Đường Lâm. Cùng với đó, tác giả đề xuất 4 giải pháp chính nhằm phát huy mọi giá trị văn hóa của di sản văn hóa này. Trước tiên, người dân cần phải nâng cao ý thức tự giác bảo vệ mọi phong tục, nghi lễ truyền thống nhằm phát huy văn hóa gia đình, văn hóa xóm làng ở Đường Lâm. Thứ hai, chất lượng của di sản vật thể cần được cải thiện dựa trên sự hợp tác của chính quyền địa phương. Thứ ba, người dân nên kết hợp kinh tế dựa vào nông nghiệp với du lịch để quảng bá di sản Đường Lâm và thúc đẩy kinh tế địa phương. Cuối cùng, các quy ước mới được ban hành để quản lý di sản Đường Lâm hiệu quả hơn trong tương lai.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-09
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)