TẢN ĐÀ VÀ HÀNH TRÌNH KIẾN TẠO NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA

  • Nguyễn Thị Kim Ngoan
Từ khóa: Thơ Tản Đà; Hành trình; Kiến tạo; Giá trị; Văn hóa

Tóm tắt

Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Tản Đà xuất hiện như một “cơn gió lạ” thổi vào thi đàn văn học Việt Nam những luồng sinh khí mới, ở ông có chút bóng dáng của nhà nho tài tử thời trung đại, lại có sự hiện hình của một nhà văn thời hiện đại. Khi đọc thơ Tản Đà, dường như ta bắt gặp một con người thật quen mà cũng thật lạ. Quen bởi cái chất dân tộc ngọt ngào, đằm thắm; lạ bởi cái ngông phá cách phá luật, dám bứt mình ra khỏi mọi khuôn khổ của câu chữ, để rồi vượt qua chặng đường dài mà sống mãi với đời bởi một chữ ngông đầy cá tính. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khẳng định những đóng góp của thơ Tản Đà khi soi chiếu từ góc nhìn văn hóa. Giá trị của vẻ đẹp văn hóa được thể hiện trên nhiều phương diện trong sáng tác thơ của Tản Đà. Ông có nhiều cách tân và sự đổi mới trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Từ cách tiếp cận liên ngành văn học - văn hóa - giáo dục với sự kết hợp khai thác các tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử - văn hóa - xã hội..., bài viết muốn gửi tới thế hệ trẻ hôm nay thông điệp: hãy biết trân trọng, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống - hiện đại nhưng không xa rời dân tộc.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-23
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)