Ý THỨC PHẢN KHÁNG CHẾ ĐỘ NAM QUYỀN QUA NHÂN VẬT THẨM QUỲNH CHI TRONG NHO LÂM NGOẠI SỬ CỦA NGÔ KÍNH TỬ

  • Lê Sỹ Điền
Từ khóa: Chế độ nam quyền; Nho lâm ngoại sử; Ngô Kính Tử; Phản kháng; Thẩm Quỳnh Chi

Tóm tắt

Nho lâm ngoại sử là cuốn tiểu thuyết châm biếm xã hội xuất sắc của nhà văn Ngô Kính Tử. Tác phẩm đi sâu miêu tả một cách chân thực, rõ nét bức tranh hiện thực xã hội đời Thanh. Đặc biệt, tác giả vạch trần chế độ khoa cử hủ bại và nhân cách suy đồi của tầng lớp trí thức nho sĩ. Bên cạnh giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, nhà văn Ngô Kính Tử cũng thể hiện tư tưởng dân chủ tiến bộ vượt thời đại. Điều này thể hiện qua một số nhân vật lí tưởng, tiêu biểu là Thẩm Quỳnh Chi, một nữ nhân tài sắc vẹn toàn, dám đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng. Thẩm Quỳnh Chi đã thể hiện rõ ý thức phản kháng, chống lại chế độ nam quyền, cường quyền phong kiến; nơi kìm kẹp, giam hãm và làm tổn thương con người, đặc biệt đối với thân phận người phụ nữ. Bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, tổng hợp... để làm rõ hơn ý thức phản kháng của nhân vật Thẩm Quỳnh Chi trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử, đồng thời khẳng định những giá trị to lớn trong tư tưởng dân chủ của nhà văn Ngô Kính Tử gửi gắm nơi các nhân vật lí tưởng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-20
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)