ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÁI NGUYÊN VỀ CHẤT THẢI NHỰA VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA

  • Nguyễn Thu Hường
  • Nguyễn Thị Tuyết
  • Itphavanh Duangphachanh
  • Đặng Thu Huyền
  • Trần Trung Hiếu
  • Trần Thị Hải Vỹ
Từ khóa: Chất thải nhựa; Nhận thức; Sinh viên; Đại học Khoa học; Giảm thiểu

Tóm tắt

Bài báo tập trung nghiên cứu hiện trạng phát sinh chất thải nhựa của sinh viên Trường Đại học Khoa học, cùng với đó là đánh giá nhận thức của sinh viên trong trường về việc giảm thiểu chất thải nhựa. Tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin, điều tra khảo sát thực tế và phương pháp thống kê xử lý thông tin. Tác giả đã khảo sát 188 sinh viên. Tập trung vào nhóm sinh viên 4 ngành Luật, Du lịch, Khoa học Quản lý, Quản lý tài nguyên & môi trường. Kết quả thu được rác thải nhựa phát sinh của sinh viên hàng ngày chủ yếu là: Chai nước uống, túi ni- lông, hộp xốp, vỏ bim bim bánh mì, cốc & ống hút. Có tới 95,7% sinh viên Khoa tài nguyên & Môi trường có nhận thức đúng về thời gian phân hủy của túi ni – lông. Đa phần sinh viên đều nhận thức được tác hại của chất thải nhựa tới môi trường như: Suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm cảnh quan, tắc nghẽn cống rãnh... Nhóm sinh viên năm 3, 4 có các hành động tích cực để làm giảm thiểu chất thải nhựa hơn là nhóm sinh viên năm 1, 2 khi mà các em đã được học học phần Môi trường & Phát triển bền vững. Các hành động đó như: mang bình nước cá nhân, giảm thiểu ít nhất 1 túi ni- lông/ ngày.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-01
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)