ẢNH HƯỞNG CỦA PH ĐẤT VÀ VẬT LIỆU ZEOLIT ĐẾN KHẢ NĂNG XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG (CHÌ) TRONG ĐẤT Ô NHIỄM CHÌ

  • Đàm Hà Lương Thanh, Đặng Thị Thái Hà
Từ khóa: Đất ô nhiễm; Ion chì di động; Cố định; Zeolit tự nhiên; Zeolit lưỡng cực

Tóm tắt

Ứng dụng zeolit ​​trong xử lý môi trường đất đã được chứng minh là có tác dụng cố định các nguyên tố độc hại tiềm tàng (PTE) một cách hiệu quả. Độ pH của đất cũng có thể ảnh hưởng đến tính khả dụng của khả năng này. Hiện chưa có nghiên cứu nào kiểm tra tác động tương tác của zeolit ​​và pH đất đối với sự cố định chì di động. Do đó, nghiên cứu này đã khảo sát ảnh hưởng của 2 loại zeolit ​​là zeolit ​​tự nhiên (N-Z) và zeolit lưỡng cực (​​Mg/Al LDH zeolite) (LDH-Z) được bổ sung với 3% trọng lượng, trong một thí nghiệm đối chứng (CT1) và 5 thí nghiệm với 5 chế độ pH đất (dao động từ 5.0 đến 9.0) trên năm dạng tồn tại của chì trong đất bị ô nhiễm chì. Kết quả cho thấy rằng các nghiệm thức được bổ sung N-Z và LDH-Z có khả năng cố đinh Pb di động, có thể thúc đẩy chuyển đổi chì ở dạng di động thành các dạng ổn định. Sự cố định của chì được ghi nhận lớn nhất trong điều kiện pH của đất là 5,0 khi sử dụng cả zeolit ​​tự nhiên và zeolit lưỡng cực, và khả năng cố định chì của vật liệu giảm khi giá trị pH đất tăng lên. Trong số các vật liệu được thí nghiệm, zeolit ​​lưỡng cực cho tỷ lệ cố định Pb di động trong đất ô nhiễm cao hơn đáng kể so với zeolit ​​tự nhiên. Lượng chì di động trong thí nghiệm đối chứng được báo cáo là 86,31%, và con số này giảm xuống 45,5% và 37,88% sau khi ủ với zeolit ​​tự nhiên và zeolit ​​LDH.

Tác giả

Đàm Hà Lương Thanh, Đặng Thị Thái Hà

Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-20
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)