NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA SÂU SÁP VÀ ỨNG DỤNG SÂU SÁP VÀO XỬ LÍ RÁC THẢI NILON PE TẠI KHOA QUỐC TẾ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

  • Đặng Hoàng Hà, Đỗ Thị Minh Phương, Hoàng Bằng Lâm
Từ khóa: Sâu sáp; Galleria mellonella; Đặc tính sinh học; Xử lý nilon; PE

Tóm tắt

Tình trạng rác thải nhựa đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Sâu sáp được biết đến là thức ăn cho các loài chim, bò sát, và khả năng ăn nilon. Mục tiêu của bài báo nhằm nghiên cứu đặc tính sinh học của sâu sáp (Galleria mellonella), và ứng dụng chúng để giải quyết rác thải nilon ở Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên. Nghiên cứu được thực hiện trên 3 công thức thí nghiệm với nguồn thức ăn là nilon PE và mật ong, dưới điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp tại phòng thí nghiệm của Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên trong tháng 8, 9, 10 năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua 4 giai đoạn phát triển, sâu sáp đã hoàn thành vòng đời trong khoảng thời gian 35 - 40 ngày. Nilon PE chỉ được đồng hóa ở giai đoạn ấu trùng của sâu sáp. Với nhiệt độ 26-33oC, độ ẩm 80-83%, 100 con sâu sáp có thể xử lý 1517,7 ± 8,9mg khi thức ăn chỉ chứa nilon, 2200,2 ± 8,7mg khi thức ăn được bổ sung 5g mật ong/khay và khi thức ăn được trộn thêm 10g mật ong/khay là 2120,3 ± 7,9mg. Nghiên cứu cho thấy sâu sáp có khả năng xử lý nilon PE trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tại Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên.

Tác giả

Đặng Hoàng Hà, Đỗ Thị Minh Phương, Hoàng Bằng Lâm

Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-20
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)