NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KHÁI HƯNG VÀ NIỀM KIÊU HÃNH VỀ VẺ ĐẸP CƠ THỂ (Khảo sát qua “Hồn bướm mơ tiên”, “Đời mưa gió”, “Nửa chừng xuân”)

  • Phạm Thị Vân Huyền
Từ khóa: Chủ nghĩa nữ quyền Khái Hưng Tiểu thuyết Nhân vật Phụ nữ

Tóm tắt

Khái Hưng được xem là cây bút “trụ cột” của “Tự lực văn đoàn” với hàng loạt các sáng tác thể hiện rõ tôn chỉ của nhóm. Với mục đích khám phá hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng, bài viết vận dụng lý thuyết phê bình nữ quyền để chỉ ra những độc đáo trong cách nhìn nhận và xây dựng nhân vật của nhà văn. Kết quả cho thấy, những “cô gái mới” luôn được nhà văn miêu tả trong tương quan đối nghịch với những người phụ nữ truyền thống. Họ có vẻ ngoài xinh đẹp cùng khát khao mãnh liệt được sống hết mình trong tình yêu và hôn nhân. Vẻ đẹp đó không phải chỉ do người khác phán xét mà quan trọng hơn do chính bản thân họ tự ý thức. Đó là nét mới, thể hiện nhãn quan tiến bộ của Khái Hưng trong phong trào đấu tranh đòi bình quyền và hạnh phúc cho nửa kia thế giới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-04-28
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)