MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VÀ MỨC ĐỘ STRESS CỦA GIÁO VIÊN CAN THIỆP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

  • Nguyễn Thị Bích Tuyền
  • Nguyễn Thanh Trúc
  • Huỳnh Thị Bích Thuộc
Từ khóa: Mức độ stress Chiến lược ứng phó Giáo viên can thiệp Trẻ rối loạn phổ tự kỷ Đồng Nai

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát mối liên hệ giữa các chiến lược ứng phó và mức độ stress của giáo viên can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu thực hiện phương pháp khảo sát mô tả cắt ngang thông qua trắc nghiệm DASS42, thang đo ứng phó BriefCOPE với mẫu là 93 giáo viên can thiệp. Kết quả cho thấy, có 36,6% giáo viên biểu hiện stress từ mức độ nhẹ (17,2%), vừa (16,2%) đến nặng (3,2%). Chiến lược ứng phó với stress phổ biến nhất của giáo viên là kiểu tập trung vào vấn đề (ĐTB = 2,02); kế đến là tập trung vào cảm xúc (ĐTB = 1,793); và cuối cùng là ứng phó né tránh (ĐTB = 0,912). Đáng chú ý, ứng phó né tránh có mối tương quan thuận với mức độ stress (r = 0,582; p < 0,01). Những kết quả này gợi ý rằng, việc thay thế chiến lược ứng phó né tránh bằng các kiểu ứng phó tích cực (tập trung vào vấn đề, điều chỉnh cảm xúc) có thể giúp giảm bớt stress cho giáo viên. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-04-30
Chuyên mục
Khoa học Giáo dục (KGD)