NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI SINH VÀ CHUYỂN GEN CHỈ THỊ VÀO GIỐNG DƯA CHUỘT CHOKA F1

  • Hoàng Thị Huyền Trang, Hoàng Khánh Linh, Nguyễn Thị Linh, Trịnh Đình Duy, Lê Thị Như Thảo, Phạm Bích Ngọc, Chu Hoàng Hà, Đỗ Tiến Phát
Từ khóa: Dưa chuột Tái sinh A. tumefaciens Chuyển gen Choka F1

Tóm tắt

Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích phát triển quy trình tái sinh và chuyển gen thông qua vi khuẩn A. tumefaciens ở cây dưa chuột tạo cơ sở cho nghiên cứu chuyển các gen mục tiêu mang các tính trạng quý cũng như chỉnh sửa hệ gen trên các giống dưa chuột tại Việt Nam. Trong quy trình này, điều kiện khử trùng phù hợp là sử dụng NaClO 15% trong thời gian 15 phút. Tỉ lệ mẫu tạo đa chồi đạt 61,76% và số chồi trung bình đạt 2,45 chồi/ cụm mẫu cấy trên môi trường MS  bổ sung 1,5 mg/L BAP và 1 mg/L ABA. Tỷ lệ chồi phát sinh rễ và tạo cây hoàn chỉnh dao động từ 45% đến 85% trên môi trường cơ bản MS với 20 g/L sucrose. Cây con được chuyển ra, thích nghi và sinh trưởng trong điều kiện nhà lưới đạt tỷ lệ sống 66,67% trên giá thể vermiculite. Thành phần môi trường và các bước tái sinh được sử dụng trong biến nạp gen chỉ thị gus vào giống dưa chuột Choka F1 thông qua vi khuẩn A. tumefaciens. Sự có mặt và biểu hiện của gen chỉ thị gus trong các dòng dưa chuột chuyển gen được khẳng định thông qua phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu và phương pháp nhuộm GUS, tỷ lệ chuyển gen bước đầu ghi nhận đạt 9,44%.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-01-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)