TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT ĐỨC THẾ KỈ 20 Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1986 QUA DỊCH THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH

  • Ôn Thị Mỹ Linh
Từ khóa: văn học nước ngoài; tiếp nhận văn học; tiểu thuyết Đức thế kỉ 20; dịch thuật; nghiên cứu; phê bình.

Tóm tắt

Vận dụng lý thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu văn học hiện vẫn là một xu hướng nghiên cứu tiềm năng. Ở nước ngoài, một số nhà nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu tiếp nhận tiểu thuyết của Franz Kafka, Thomas Mann, Guenter Grass. Ở Việt Nam, chưa có công trình nào đề cập tới tiếp nhận tiểu thuyết Đức thế kỉ 20. Qua khảo sát, phân tích các bản dịch, bài giới thiệu, công trình nghiên cứu, phê bình liên quan tới tiểu thuyết Đức thế kỉ 20, bài viết tập trung làm rõ những đặc điểm của tiếp nhận tiểu thuyết Đức thế kỉ 20 ở Việt Nam giai đoạn trước năm 1986 qua hai phương diện: dịch thuật và nghiên cứu, phê bình. Kết quả khảo sát, phân tích cho thấy trước năm 1986, một số tiểu thuyết Đức thế kỉ 20 đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản ở Việt Nam như tác phẩm của Thomas Mann, Herman Hesse, Erich Maria Remarque, Heinrich Boell. Việc dịch tiểu thuyết dựa trên nguyên tác tiếng Đức rất ít ỏi trong giai đoạn này. Số lượng các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Đức thế kỉ 20 ở Việt Nam trước năm 1986 chưa nhiều. Từ điểm nhìn phân tâm học, hiện sinh hay chính trị, đấu tranh giai cấp nên một số nhận định của các nhà nghiên cứu về tiểu thuyết Đức thế kỉ 20 trong giai đoạn này còn cực đoan. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được vị trí, vai trò quan trọng của Franz Kafka, Thomas Mann trong nền văn học Đức và văn học thế giới.

Tác giả

Ôn Thị Mỹ Linh

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-12-31
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)