NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ RHODAMIN-B TRONG NƯỚC BẰNG CÁC VẬT LIỆU TỔNG HỢP HYDROTANXIT CẤY Cu2+

  • Syamone Somxayasine, Vũ Văn Nhượng, Nguyễn Quốc Dũng
Từ khóa: Hydrotanxit; đồng kết tủa; đặc trưng cấu trúc; quang xúc tác; độ chuyển hóa

Tóm tắt

Chúng tôi báo cáo kết quả tổng hợp các vật liệu hydrotanxit CuMgAl theo phương pháp đồng kết tủa sử dụng các muối nitrat của Mg2+, Al3+, Cu2+ và Na2CO3, ở pH = 9,5 điều chỉnh bởi NaOH 2,0 M. Đặc trưng cấu trúc vật liệu được tiến hành bằng giản đồ XRD; ảnh TEM; phổ EDS, đường đẳng nhiệt hấp phụ/ giải hấp phụ N2 (BET), phổ UV-Vis DRS. Kết quả phân tích cho thấy, các mẫu vật liệu tổng hợp đều có cấu trúc lớp kép của hydrotanxit và đều có khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng nhìn thấy. Độ chuyển hóa rhodamin-B tăng khi tỉ lệ Cu2+ được cấy trong các mẫu từ 0 – 3,0. Các kết quả thu được cho thấy 3 mẫu vật liệu CuMgAl2,0, CuMgAl2,5 và Cu-MgAl3,0 có khả năng phân hủy rhodamin-B rất tốt dưới ánh sánh khả kiến của đèn LED 30 W.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-30
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)