ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA THỦY NGÂN KHI TIÊU THỤ CÁ MÒI CỜ CHẤM (Konosirus punctatus SCHLEGEL, 1846) Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

  • Võ Văn Thiệp, Nguyễn Thị Hương Bình, Nguyễn Thị Quỳnh Phương
Từ khóa: ô nhiễm môi trường; cá Mòi cờ chấm; phơi nhiễm thủy ngân; thương số nguy hại; ước tính lượng tiêu thụ hàng ngày

Tóm tắt

Thủy ngân là một nguyên tố độc hại và được biết đến như là một nguyên tố không có chức năng sinh học đối với con người cũng như các sinh vật sống khác. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định nồng độ thủy ngân ở trong gan, mang và cơ của 50 cá thể cá Mòi cờ chấm, được thu thập từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2019 ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình, đồng thời đánh giá nguy cơ phơi nhiễm thủy ngân đối với người tiêu thụ. Hàm lượng của thủy ngân được phân tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử hóa hơi tại Viện Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Kracow, Ba Lan. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hàm lượng thủy ngân trong gan, mang và cơ. Gan có xu hướng tích lũy nồng độ thủy ngân cao hơn là mang và cơ. Hàm lượng thủy ngân trong một số mẫu gan vượt quá ngưỡng giới hạn được quy định bởi Bộ Y tế Việt Nam. Mặc dù ước tính lượng tiêu thụ hàng ngày thấp hơn lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được tạm thời, nhưng giá trị thương số nguy hại ở người tiêu thụ nam và nữ cao hơn 1, điều này cho thấy có nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe người tiêu thụ khi ăn loài cá này ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)