TƯƠNG QUAN GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN BỘ RỄ VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA (KD18) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ NƯỚC TƯỚI KHÁC NHAU

  • Đặng Hoàng Hà
Từ khóa: Rễ lúa; lúa; sinh trưởng; chế độ nước; tương quan.

Tóm tắt

Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa dưới tác động của các chế độ nước khác nhau được bố trí trong điều kiện nhà kính tại trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Thí nghiệm được thực hiện trên giống lúa Khang dân 18 (KD18) với 5 công thức tưới nước khác nhau, trong đó có công thức ngập nước trong suốt quá trình canh tác (CT1); các công thức ướt khô xen kẽ 4 (CT2), 8 (CT3), 12 (CT4) và 16 ngày (CT5). Kết quả trên cho thấy chế độ tưới nước ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây lúa như số nhánh, chiều cao cây, khối lượng thân, lá, rễ. Sự sinh trưởng của lúa tốt nhất ở chế độ nước ngập khô xen kẽ 4 ngày cao hơn các công thức ngập khô xen kẽ dài ngày từ 24,2 - 36,9%. Các yếu tố sinh trưởng như khối lượng thân lá có mối quan hệ chặt với các chỉ tiêu rễ ở giai đoạn đẻ nhánh, chín sáp và chín hoàn toàn. Các chỉ tiêu về rễ có mối tương quan thuận chặt với chỉ tiêu sinh trưởng thân, lá ở giai đoạn trỗ, chín sáp. Số lượng rễ càng nhiều, khối lượng rễ càng lớn thì khối lượng lá, khối lượng thân, khối lượng chất khô tổng số của cây lúa càng cao với độ tin cậy có ý nghĩa ở mức 95% trở lên (P < 0,05). Để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt cần chăm sóc về chế độ nước cho bộ rễ phát triển tốt nhất đặc biệt ở các giai đoạn chính như đẻ nhánh, làm đòng, trỗ và chín sáp.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)