THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CÚC (ASTERACEAE) Ở XÃ SÍN THẦU THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ TỈNH ĐIỆN BIÊN

  • Vũ Thị Liên, Vũ Thị Đức, Nguyễn Thế Cường
Từ khóa: Thành phần loài; họ Cúc; Sín Thầu; yếu tố địa lý; Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thành phần loài thực vật và tính đa dạng của họ Cúc ở xã Sín Thầu thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, bằng phương pháp nghiên cứu thực vật học truyền thống được thực hiện từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2020. Kết quả đã xác định  được 54 loài, 37 chi của họ Cúc (Asteraceae). Các chi đa dạng nhất của họ Cúc tại khu vực nghiên cứu là: Artemisia Blumea với 4 loài, tiếp đến là chi Ixeris, Gnaphalium Lactucacó 3 loài, các chi Adenostemma, Bidens, Elephantopus, Eupatorium Spilanthes cùng có 2 loài. Có 4 nhóm dạng sống  chính là nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm 42,59%; nhóm dạng sống cây chồi nửa ẩn (Hm) chiếm  24,07%, nhóm cây chồi 1 năm (Th) chiếm 18,52% và nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 14,82%. Các loài cây họ Cúc ở khu vực nghiên cứu có nhiều giá trị sử dụng khác nhau, trong đó cây được dùng làm thuốc chiếm ưu thế với 54/54 loài, cây ăn được với 25 loài, cây làm thức ăn cho vật nuôi 11 loài, cây có tinh dầu 8 loài và cây làm cảnh 3 loài. Họ Cúc (Asteraceae) ở khu vực nghiên cứu có 2 yếu tố địa lý chính là yếu tố nhiệt đới chiếm 96,29% và yếu tố ôn đới chiếm 3,71%. Có 1 loài, chiếm 1,85% tổng số loài cây họ Cúc (Asteraceae) thu được có nguy cơ bị đe dọa được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)