ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ GIEO HẠT, GIÁ THỂ GIEO HẠT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HẠT ĐẾN KHẢ NĂNG NẢY MẦM VÀ CHẤT LƯỢNG CÂY GIỐNG KHỔ SÂM BẮC (Sophora flavescens Ait.) TẠI SA PA – LÀO CAI

  • Nguyễn Hải Văn, Nghiêm Tiến Chung, Chu Thị Thúy Nga, Phạm Ngọc Khánh, Lương Vũ Đức, Nguyễn Thị Tần
Từ khóa: Khổ sâm bắc; thời vụ; giá thể; xử lý hạt; Sa Pa – Lào Cai.

Tóm tắt

Khổ sâm bắc (Sophora flavescens Ait.) thuộc họ Đậu (Fabaceae) là cây thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dịch chiết rừ rễ Khổ sâm có tính kháng khuẩn và kháng nấm, nên rễ Khổ sâm bắc được dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, rối loạn nhịp tim, chống ung thư. Hiện nay, dược liệu Khổ sâm bắc được nhập từ  Trung Quốc nên việc nghiên cứu nhân giống và trồng trọt là rất cần thiết. Các thí nghiệm về thời vụ gieo hạt, giá thể gieo hạt và biện pháp xử lý hạt được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy: thời điểm gieo hạt thích hợp là vào tháng 8, gieo trên giá thể đất + mùn (tỉ lệ 1:1), trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 400C) trong 2 giờ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)