NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SỨC SẢN XUẤT THỊT VÀ TRÌNH TỰ GEN CYTOCHROME B LỢN BẢN NUÔI TẠI HUYỆN ĐÀ BẮC, HÒA BÌNH

  • Trương Hữu Dũng, Phùng Đức Hoàn, Hoàng Văn Tuấn, Hồ Lam Sơn
Từ khóa: Lợn Bản Đà Bắc; sinh trưởng; mổ khảo sát; gen Cytochrome b; đa dạng haplotype.

Tóm tắt

Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt và xác định nguồn gốc gen, mối quan hệ họ hàng được theo dõi trực tiếp trên 40 lợn Bản nuôi tại Đà Bắc, nuôi từ giai đoạn cai sữa đến 8 tháng tuổi. Số liệu được xử lý, phân tích trên phần mềm thống kê và phương pháp phân tích giải trình tự gen Cytochrome b trên các thiết bị hiện đại, kết quả cho thấy: Khả năng sinh trưởng tuyệt đối là 124,14 - 132,75 gr/con/ngày, khối lượng 8 tháng tuổi đạt 28,22 - 30,55 kg/con.Tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt nạc tương ứng là: 70,90%; 63,00%; 40,10%. Các chỉ tiêu về vật chất khô, protein, lipit, khoáng đạt tương ứng là: 25,60%; 21,50%; 2,25%; 1,16% và có xu hướng cao hơn so với một số giống lợn địa phương khác. Kết quả giải trình tự gen cho thấy, các mẫu cho kết quả chính xác, các đỉnh tương ứng trên đồ thị với mỗi nucleotide rõ ràng, có mức độ đa dạng di truyền các haplotype (Hd) khá cao 0,602 và đa dạng nucleotide (Pi) 0,00148. Như vậy, lợn Bản có khả năng sinh trưởng chậm, tỷ lệ thịt nạc đạt mức trung bình, chất lượng thịt tốt, có mối quan hệ di truyền gần và nguồn gốc từ lợn rừng châu Á.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)