THÀNH PHẦN THỨC ĂN CỦA LOÀI CÓC MÀY PHÊ Brachytarsophrys feae (Boulenger, 1887) VÀ CÓC MẮT BÊN Megophrys major (Boulenger, 1908) TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

  • Trần Thanh Tùng, Lê Trung Dũng
Từ khóa: Cóc mày phê; cóc mắt bên; thức ăn; vườn Quốc gia Xuân Sơn; tỉnh Phú Thọ.

Tóm tắt

Cóc mày phê Brachytarsophrys feae (Boulenger, 1887) và Cóc mắt bên Megophrys major (Boulenger, 1908) là hai loài Lưỡng cư có ích trong các hệ sinh thái ở cạn cũng như ở nước. Tuy nhiên, thông tin về đặc điểm dinh dưỡng của loài này ở Việt Nam hiện còn hạn chế. Chúng tôi sử dụng phương pháp rửa dạ dày để thu thập các mẫu thức ăn từ 62 dạ dày, đồng thời mô tả đặc điểm hình thái của 2 loài này. Kết quả cho thấy chiều dài thân (SVL) của cá thể trưởng thành của Cóc mày phê (83 – 89 mm), Cóc mắt bên (67,5 – 81 mm), trong đó ghi nhận phân bố mới của loài Brachytarsophrys feae. Chúng tôi đã xác định được 18 mục thức ăn, Cóc mày phê có 14 loại, chiếm 77,77%; Cóc mắt bên có 16 loại, chiếm 88,88%. Cóc mày phê ăn 5 loại thức ăn quan trọng nhất là bộ Bọ que (18,48%); bộ Nhện (17,64%); Ấu trùng côn trùng (15,96 %); bộ Cánh cứng (12,60%); bộ Cánh nửa (10,08%). Cóc mắt bên ăn 4 loại thức ăn  quan trọng là bộ Cánh nửa (17,21%); bộ Cánh màng (15,89 %); bộ Chân dài (14,56%); bộ Chuồn chuồn (11,25%). Trong đó bộ Cánh nửa được cả 2 loài sử dụng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)