NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH Ủ PHÂN BÒ BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TẠO PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH TẠI HÀ GIANG

  • Trần Văn Chí, Nguyễn Đức Tuân, Trần Thị Thu Hà, Mai Anh Khoa
Từ khóa: Xử lý xả thải; chế phẩm SBA; phân bò; cám gạo; phân hữu cơ vi sinh.

Tóm tắt

Xử lý xả thải nguồn phân bò tươi ở Hà Giang là việc làm hết sức cần thiết, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Bên cạnh đó, sản phẩm phân tạo ra có chất lượng tốt được dùng trong canh tác các sản phẩm nông nghiệp an toàn tại địa phương. Trong nghiên cứu này, phân bò tươi được ủ ở độ ẩm 30-50% trong thời gian 30-70 ngày bổ sung 1 kg cám gạo và 1 kg chế phẩm SBA hoặc 0,3 kg Sagi Bio và EM cho 1 tấn khối phân ủ. Khối ủ được đảo trộn định kỳ 10 ngày/lần với 3 lần đảo trộn. Kết quả cho thấy, ở độ ẩm khối ủ 50%, thời gian ủ 40 - 60 ngày, sử dụng chế phẩm SBA cho chất lượng phân tốt. Phân thành phẩm đạt độ hoai mục sau 30 ngày ủ, kích thước hạt đồng đều sau 60 ngày; độ ẩm 27,75%; pH 6,23; vi khuẩn salmonella không phát hiện; vi sinh vật tổng số 6,04 x 107 (CFU/g); các kim loại nặng như crom, niken, chì, cadimi, thủy ngân... ở ngưỡng thấp hơn quy định; hàm lượng hữu cơ tổng số cao hơn so với quy định 1,3 lần. Các thông số này phù hợp với các tiêu chuẩn phân bón quy định của TCVN 7185-2002.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)