SẢN XUẤT CHITIN TỪ VỎ TÔM SÚ (Penaeus monodon) SỬ DỤNG VI KHUẨN Bacillus sp. TV11 VÀ Lactobacillus sp. T432

  • Huỳnh Xuân Phong, Lợi Đức Linh, Phạm Hoàng Nam, Nguyễn Ngọc Thạnh, Bùi Hoàng Đăng Long
Từ khóa: Bacillus sp. TV11; chitin; Lactobacillus sp. T432; lên men; vỏ tôm sú

Tóm tắt

Chitin là một polysaccharide tự nhiên rất phong phú và được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong bảo quản thực phẩm và y dược. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định điều kiện khử khoáng và khử protein trong quy trình sản xuất chitin bằng phương pháp sinh học từ vỏ tôm sú (Penaeus monodon), nguồn nguyên liệu phong phú ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng 2 chủng vi khuẩn Bacillus sp. TV11 và Lactobacillus sp. T432 để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ và tỷ lệ của hai chủng này đến quá trình lên men, đồng thời khảo sát ảnh hưởng của nồng độ rỉ đường và muối NaCl bổ sung đến quá trình lên men. Kết quả cho thấy nồng độ giống vi khuẩn bổ sung là 20% (v/w), tỷ lệ giữa vi khuẩn Bacillus sp. TV11 và Lactobacillus sp. T432 là 1:1 (lên men với vi khuẩn Bacillus sp. TV11 trong 3 ngày sau đó bổ sung vi khuẩn Lactobacillus sp. T432) cho kết quả tốt nhất trong quá trình lên men sản xuất chitin. Nồng độ rỉ đường 15% (w/w) và NaCl 3% (w/w) thích hợp cho quá trình lên men sản xuất chitin. Sản phẩm chitin thô thu được có hàm lượng protein và tro còn lại lần lượt là 8,0% và 3,51% (khử được 79,64% protein và 83,02% tro) sau 9 ngày lên men.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)