ỨNG DỤNG VI KHUẨN LACTIC TRONG SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM NƯỚC TẨY RỬA SINH HỌC TỪ NƯỚC CHUA TÀU HỦ

  • Lưu Minh Châu, Trần Thị Thảo Nguyên, Lý Thị Thùy Duyên, Trần Thị Xuân Nghi, Lê Quốc Việt, Bùi Hoàng Đăng Long, Nguyễn Ngọc Thạnh, Huỳnh Xuân Phong
Từ khóa: Khả năng kháng khuẩn; lên men acid lactic; nước chua tàu hủ; nước tẩy rửa sinh học; vi khuẩn lactic.

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm sản xuất thử nghiệm nước tẩy rửa sinh học từ quá trình lên men acid lactic bằng nước chua tàu hủ. Mười chủng vi khuẩn lactic được thử nghiệm lên men acid lactic ở 37°C và được khảo sát khả năng kháng khuẩn với chủng chỉ thị là Bacillus subtilis. Điều kiện tối ưu cho quá trình lên men acid lactic được khảo sát và dịch lên men được kiểm tra khả năng tẩy rửa carbohydrate, protein và lipid. Kết quả có 6 chủng (L. casei L9, L. acidophilus L11 và L. plantarum (L26, L30, L37 và L52)) được tuyển chọn do có khả năng lên men tốt với hàm lượng acid lactic trong khoảng 2,78-3,08 g/L. Sáu chủng này đều có đặc tính kháng khuẩn chỉ thị B. subtilis. Trong đó, chủng L. plantarum L30 có khả năng tạo vùng kháng khuẩn cao nhất, đạt 16,33 mm. Điều kiện thích hợp cho sản xuất acid lactic từ nước chua tàu hủ của chủng L30 được xác định với hàm lượng đường 7,73% (w/v), pH 5,54 và mật số giống chủng 107 tế bào/mL với hàm lượng acid lactic đạt 10,03 g/L và 10,39 g/L ở quy mô 100 mL và 1 L. Dịch lên men ở nồng độ acid lactic 1,0% (w/v) có khả năng tẩy rửa carbohydrate, protein và lipid với hiệu suất lần lượt là 96,49%, 93,31% và 90,91%. Hàm lượng chất hoạt động bề mặt phù hợp cho khả năng tẩy rửa được xác định ở 10% CAPB với hiệu suất tẩy rửa carbohydrate, protein và lipid đạt lần lượt là 97,91% , 98,08%, 93,00%.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)