XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

  • Thái Hữu Linh, Trần Thanh An
Từ khóa: đổi mới giáo dục; văn hóa đọc; sinh viên sư phạm; xây dựng văn hóa đọc; kỹ năng đọc.

Tóm tắt

Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi người có cuộc sống tốt đẹp hơn, có trí tuệ hơn, cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc hơn và cũng góp phần mang lại cho cộng đồng dân tộc một sức mạnh trí tuệ trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước. Đối với sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên nói riêng, văn hóa đọc có vai trò vô cùng quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình nghiên cứu và thu nhận kiến thức cả về thời gian và phương thức. Văn hóa đọc hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học, giúp cho sinh viên tự học, phát triển óc tư duy và sáng tạo rèn luyện kỹ năng học tập và tính độc lập trong quá trình học của sinh viên. Bằng các phương pháp logic, đánh giá, các tác giả đã nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc trong sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa đọc trong sinh viên nhà trường. Bài viết không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với việc tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện văn hóa đọc cho sinh viên.

Tác giả

Thái Hữu Linh, Trần Thanh An

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-26
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)