LỜI NGUYỀN TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

  • Phan Thị Hồng Giang
Từ khóa: Ma thuật; lời nguyền; văn hóa dân gian; tín ngưỡng; địa danh.

Tóm tắt

“Nguyền” là một hành vi tín ngưỡng nhằm tạo lớp vỏ tâm linh để bảo vệ một đối tượng nào đó, hoặc tạo ra cơ chế tự ràng buộc theo hướng trừng phạt khi bản thân người nói tự ý vi phạm điều mình thề nguyện. Trong quá trình lịch sử, lời nguyền dần trở nên phổ biến. Nó hiện diện ở nhiều phương diện đời sống với những chức năng, tính chất khác nhau, đôi khi vượt qua tính “thiêng”, trở nên phổ thông như một hành vi ngôn ngữ đời thường. Từ dữ liệu lịch sử, văn hóa và văn học, bằng phương pháp phân tích tư liệu, hồi cố, điền dã và các thủ pháp liên ngành, bài báo đã chỉ rõ bản chất, nguồn gốc, sự biểu hiện của lời nguyền trong văn hóa dân gian. Bài báo có đóng góp trên phương diện học thuật, góp phần phân tích, lí giải một hiện tượng văn hóa; đồng thời mang ý nghĩa thực tiễn định hướng hành vi giao tiếp theo lối thẩm mĩ và nhân văn.

Tác giả

Phan Thị Hồng Giang

Trường Đại học Hùng Vương

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-09
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)