MỐI LIÊN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ PHÂN MẢNH DNA TINH TRÙNG VÀ CÁC CHỈ SỐ TINH DỊCH ĐỒ Ở NAM GIỚI VÔ SINH

  • Dương Thị Nhàn, Nguyễn Phú Hùng
Từ khóa: Y- sinh; phân mảnh DNA tinh trùng; tinh dịch đồ; vô sinh nam, SCSA.

Tóm tắt

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng mức độ đứt gãy DNA tinh trùng ở nam giới vô sinh cao hơn ở người bình thường và có mối liên quan giữa mức độ dị dạng của tinh trùng với sự phân mảnh DNA tinh trùng. Tuy nhiên, yếu tố để dự đoán mức độ phân mảnh DNA tinh trùng không phải là hình dạng tinh trùng và những tinh trùng bình thường vẫn có thể mang DNA bị phân mảnh. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành xác định sự phân mảnh DNA tinh trùng bằng phương pháp SCSA (Sperm chromatin structure assay) và đánh giá mối tương quan giữa các chỉ số tinh dịch đồ với mức độ phân mảnh DNA tinh trùng. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng tỷ lệ phân mảnh cao liên quan đến mức độ di động và tỷ lệ sống của tinh trùng. Mặt khác, ở độ pH thấp, < 7,2 thì tỷ lệ phân mảnh DNA của tinh trùng cao hơn rõ rệt so với nhóm pH  ≥ 7,2. Không có sự khác biệt nào về mức độ phân mảnh của tinh trùng theo độ tuổi và mật độ tinh trùng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)