THỰC TRẠNG PHÁT SINH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT NÔNG THÔN TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

  • Trần Việt Hùng, Hoàng Thị Huân, Võ Hữu Công
Từ khóa: Chất thải rắn sinh hoạt; tái chế, đốt; chôn lấp; Tiền Hải

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) nông thôn tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả. Lượng phát thải trung bình và đặc tính chất thải rắn được thực hiện tại xã Tây Giang, Tây Sơn và thị trấn Tiền Hải. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất thải rắn phát sinh từ 0,50-0,81 kg/người/ngày. Tổng mức phát sinh tại xã Tây Giang, Tây Sơn và thị trấn Tiền Hải lần lượt là 4039 kg/ngày, 3653 kg/ngày và 3512 kg/ngày. CTRSH  được phân loại gồm thức ăn thừa (62-72%), túi nilon (8-11%), nhựa, xốp, giấy, kim loại, rác vườn (khoảng 20%). Hiện nay, hơn 90% lượng rác thải sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Công tác quản lý CTRSH khá tốt với 100% xã, thị trấn trên toàn huyện có quy hoạch khu xử lý rác thải tập trung theo quy hoạch nông thôn mới và thành lập tổ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên quá trình phân loại theo mục đích xử lý chưa triệt để gây nên nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý. Cần có các nghiên cứu xác định chính xác hơn giá trị dinh dưỡng và nhiệt trị của chất thải rắn để thu hồi dinh dưỡng và năng lượng trong quá trình xử lý rác thải sinh hoạt.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)