KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHỊU MẶN SHPT15 BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỌN DÒNG CÁ THỂ SỬ DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ

  • Lê Hùng Lĩnh, Lê Huy Hàm, Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Lê Hà Minh, Chu Đức Hà, Khuất Thị Mai Lương
Từ khóa: Chọn tạo giống lúa; chỉ thị phân tử; Bắc thơm số 7; SHPT15; chịu mặn.

Tóm tắt

Chọn dòng cá thể sử dụng chỉ thị phân tử (MAS) là một trong những công cụ đắc lực để tạo ra giống lúa mới có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong nghiên cứu này, dòng lúa SHPT15 đã được chọn tạo bằng phương pháp MAS từ phép lai Bắc Thơm số 7 (BT7) × FL478 (giống cho gen mang locus gen Saltol). Cụ thể, SHPT15, chọn dòng cá thể từ thế hệ BC3F6, đã được kiểm tra có mặt của locus gen Saltol ở trạng thái đồng hợp tử bằng hai chỉ thị phân tử. Đánh giá kiểu hình cho thấy dòng lúa SHPT15 có khả năng chịu được mặn 6‰ trong điều kiện nhân tạo ở giai đoạn cây non trong 15 ngày xử lý. Đánh giá trong hai vụ tại xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã cho thấy, SHPT15 có khả năng thích ứng với canh tác tại các tỉnh phía Bắc. Dòng lúa SHPT15 có các đặc tính nông sinh học tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, tương đương so với BT7. Trong điều kiện vụ Xuân và vụ Mùa, năng suất thực thu của SHPT15 cao hơn so với BT7, đạt 6,37 tấn/ha (vụ Xuân) và 6,14 tấn/ha (vụ Mùa). Ngoài ra, dòng lúa SHPT15 cũng thể hiện khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính ở mức khá, tương đương so với BT7. Kết quả của nghiên cứu này sẽ tạo tiền đề quan trọng cho việc khảo nghiệm sinh thái dòng lúa SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)