THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

  • Ngô Văn Giới, Cao Minh Chính, Nguyễn Thị Nhâm Tuất
Từ khóa: Chất thải rắn; quản lý môi trường; chất thải; ô nhiễm; hệ số phát thải.

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn phát chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại huyện Điện Biên chủ yếu từ hộ gia đình, với hệ số phát thải là 0,488 kg/người/ngày, trung bình là 56,499 tấn/ngày, thành phần CTRSH chủ yếu là chất thải rắn (CTR) hữu cơ, chiếm khoảng 70%. Lượng phát sinh CTRSH của huyện được dự báo tới năm 2025 là 59.937 kg/ngày và năm 2030 là 61.393 kg/ngày. Lượng CTRSH được ước tính đến năm 2025 sẽ tăng 1,07 lần và năm 2030 sẽ tăng 1,09 lần so với năm 2017. Công tác quản lý CTRSH còn có một số tồn tại như: Thiết bị thu gom đã cũ; dụng cụ bảo hộ lao động còn thiếu; mới bố trí được 70 điểm tập kết rác thải trên 12 xã, còn 13 xã vùng ngoài chưa có điểm tập kết, rác thải chưa được thu gom xử lý. Chưa triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với CTR. Phân loại rác tại nguồn chưa được triển khai và chưa có cơ chế bắt buộc. Để quản lý tốt CTRSH tại khu vực nghiên cứu cần áp dụng đồng bộ một số giải pháp như: giải pháp về chính sách, kinh tế, giải pháp công nghệ xử lý và giải pháp về tuyên truyền giáo dục.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-05-29
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)