BẢN LĨNH NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN

  • Nguyễn Quốc Duy
Từ khóa: Bản lĩnh; công an nhân dân; công tác giáo dục; học viên; thời kỳ đổi mới Việt Nam.

Tóm tắt

Trước yêu cầu của công tác bảo vệ an ninh, trật tự, mỗi người cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng công an nhân dân phải xây dựng được cho mình bản lĩnh thực sự trong công tác. Trong tiến trình không ngừng đổi mới và phát triển của mình, lực lượng công an nhân dân đã từng bước rèn luyện được bản lĩnh của người cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân. Dựa trên những quan điểm mang tính chất phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các phương pháp cụ thể như phương pháp logic, phương pháp lịch sử, bài viết đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể những thành tựu, hạn chế trong việc xây dựng bản lĩnh người Công an nhân dân trong thời kỳ đổi mới Việt Nam. Đồng thời, bài viết cũng phân tích kết quả bước đầu trường Đại học Cảnh sát nhân dân xây dựng bản lĩnh của học viên công an nhân dân. Qua đó, kết quả nghiên cứu của bài viết nhằm góp phần định hướng công tác giáo dục – đào tạo trong trường Đại học Cảnh sát nhân dân nhằm xây dựng nền tảng bước đầu bản lĩnh học viên công an nhân dân trong thời gian tới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-01
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)