TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG VIỆC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

  • Dương Quỳnh Phương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Hồng Hoài Nhi
Từ khóa: Biến đổi khí hậu; tri thức bản địa; dân tộc; miền núi; phía Bắc.

Tóm tắt

Miền núi phía Bắc Việt Nam là một khu vực địa lí độc đáo với hơn 30 dân tộc. Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bài báo này phân tích những tri thức bản địa của các dân tộc thiểu sống trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Các kết quả thu được nhờ tổng hợp các bài viết về biến đổi khí hậu và tri thức bản địa của các dân tộc trên các sách, báo; kết hợp với tư liệu thực tế và kết quả điều tra khảo sát tại một số địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng miền núi phía Bắc luôn phải chịu ảnh hưởng nặng nề, bị thiệt hại nhiều nhất về người và tài sản do biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc dựa vào cộng đồng, khai thác tri thức bản địa trên các lĩnh vực: Cải tạo đất, chống xói mòn, sạt lở đất; bảo vệ, khai thác và phát triển rừng; dự đoán thời tiết...  sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu. Việc xác định được giá trị của tri thức bản địa của các dân tộc, các vùng miền trong ứng phó với biến đổi khí hậu là rất cần thiết. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-05-28
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)