XỬ LÝ THỨ CẤP GLYPHOSATE TRONG NƯỚC BẰNG THIẾT BỊ LỌC SINH HỌC – MÀNG (MBR): NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

  • Lưu Tuấn Dương, Lê Thanh Sơn
Từ khóa: Nước thải; xử lý thứ cấp; hóa chất bảo vệ thực vật; thuốc diệt cỏ Glyphosate; Glycine; MBR.

Tóm tắt

Sau khi tiền xử lý bằng một quá trình oxi hóa tiên tiến như fenton điện hóa, thuốc diệt cỏ Glyphoaste bị phân hủy phần lớn thành Glycine, một hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Do đó, một thiết bị lọc sinh học – màng (MBR) sử dụng màng vi lọc sợi rỗng kích thước 0,3 µm (diện tích màng lọc 0,2 m2), đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để xử lý Glycine nhằm định hướng ứng dụng xử lý thứ cấp nước thải chứa Glyphosate. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chế độ sục khí và thời gian lưu bùn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả xử lý của hệ MBR. Chế độ sục/ngưng sục 60/60 phút và thời gian lưu 20 – 28 ngày, tương ứng với nồng độ bùn hoạt tính 7.900 – 9.000 mg.L-1, là điều kiện phù hợp cho quá trình xử lý Glycine bằng MBR. Kết quả này được áp dụng trong xử lý nước thải thực có giá trị COD trong khoảng 1.400 - 1450 mg.L-1, nồng độ Glyphosate 29 - 29,5 mg.L-1 và nồng độ NH4+ 16 - 16,5 mg.L-1. Sau khi tiền xử lý bằng fenton điện hóa, COD giảm xuống còn 205 mg.L-1 và sau quá trình xử lý thứ cấp bằng MBR, COD giảm xuống còn 32,5 mg.L-1, thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT cột A. Các giá trị amoni, Glyphosate trong nước sau xử lý cũng thấp hơn quy chuẩn cho phép nhiều lần.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-05-11
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)