NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐIỆN CỰC NHÔM TRONG HỆ KEO TỤ ĐIỆN HÓA ĐỂ XỬ LÝ COD CỦA NƯỚC RỈ RÁC BÃI RÁC NAM SƠN

  • Lê Thanh Sơn, Lê Cao Khải
Từ khóa: Kỹ thuật môi trường; nước rỉ rác; COD; keo tụ điện hóa; điện cực nhôm; hiệu quả xử lý

Tóm tắt

Nước rỉ rác với hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao và thường dao động, không ổn định, thành phần ô nhiễm lại phức tạp nên được xếp vào loại đối tượng ô nhiễm khó xử lý. Một hệ keo tụ điện hóa sử dụng các cặp điện cực bằng nhôm, dung tích 1,8 L và sử dụng nguồn điện một chiều được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để tiền xử lý nước rỉ rác của bãi rác Nam Sơn với mục đích làm giảm đáng kể hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ, thuận tiện cho các bước xử lý sinh học phía sau... Các kết quả đã chỉ ra rằng cường độ dòng điện, thời gian điện phân, pH, khoảng cách giữa các điện cực là những thông số ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ trong NRR bãi rác Nam Sơn bằng một quá trình EC. Điều kiện tối ưu cho quá trình EC để xử lý COD của NRR bãi rác Nam Sơn là I = 3A, t = 60 phút, pH = 7, khoảng cách giữa các điện cực 1 cm. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý COD bằng hệ EC sử dụng điện cực nhôm là không cao, trong các điều kiện tối ưu, hiệu suất xử lý COD chỉ giao động xung quanh 45%.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-05-04
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)