ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN LỊCH SỬ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI - NHÌN TỪ KINH NGHIỆM NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP

  • Hoàng Thị Mỹ Hạnh
  • Nguyễn Văn Ninh

Tóm tắt

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xúc tiến cải cách giáo dục phổ thông. Trọng tâm của cuộc cải cách giáo dục lần này là chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực người học. Để đáp ứng cuộc cải cách này, vấn đề đào tạo giáo viên (kể cả đào tạo lại) giữ vai trò quyết định sự thành bại. Trong bối cảnh đó, việc học tập kinh nghiệm đào tạo giáo viên ở các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, trong đó có nước Cộng hòa Pháp, là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Xuất phát từ yêu cầu đó, bài viết này sẽ tập trung giải quyết 3 vấn đề: Mô hình đào tạo giáo viên lịch sử của Pháp; Mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam hiện nay; Một số khả năng vận dụng ở Việt Nam từ kinh nghiệm nước cộng hòa Pháp. Bài viết sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để làm rõ vấn đề nghiên cứu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-03-29
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)