ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ CHIỀU DÀY CỦA LỚP ĐỆM KHÍ ĐẾN HIỆU QUẢ KHỬ MẶN CỦA MÔ-ĐUN CHƯNG CẤT MÀNG ĐỆM KHÍ

  • Lê Thanh Sơn
  • Nguyễn Trần Dũng
  • Nguyễn Trần Điện

Tóm tắt

Khử mặn nước biển là một giải pháp đầy hứa hẹn có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề khan hiếm nước ngọt và nước sạch ở Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng hải đảo và vùng sâu vùng xa. Gần đây, việc áp dụng các kỹ thuật chưng cất màng để khử mặn đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học vì tính đơn giản, dễ vận hành và tiết kiệm năng lượng. Một mô-đun chưng cất màng đệm khí (AGMD) đã được chế tạo trên cơ sở màng PE mật độ thấp với kích thước 12 x 5 cm, độ xốp, chiều dày và kích thước lỗ trung bình lần lượt là là 85%, 76 µm, và 0,3 µm. Chiều dày của lớp đệm khí được kiểm soát bởi sự thay đổi số lượng tấm lưới nhựa trong buồng thấm. Kết quả thu được cho thấy chất lượng của dung dịch thấm qua màng tương đương với chất lượng của nước cất và nhiệt độ dòng cấp, chiều dày của lớp đệm khí ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả khử mặn của mô-đun AGMD. Điều kiện tối ưu được tìm thấy là nhiệt độ dòng cấp là 60°C, chiều dày của lớp đệm khí là 5 mm, khi đó thông lượng thu hồi nước đạt 2,5 L.m-2.h-1.

Tác giả

Lê Thanh Sơn
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ màng
Nguyễn Trần Điện
Phó viện trưởng
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-02-18
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)