PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN MỘT SỐ QUẢNG CÁO CỦA NIVEA

  • Nguyễn Trọng Du
  • Nguyễn Thị Phượng
  • Dương Hồng Yến

Tóm tắt

Bài báo giới thiệu một phần kết quả của nghiên cứu gần đây được thực hiện với 3 mục tiêu: (1) phân tích các đặc điểm ngôn ngữ của quảng cáo Nivea được thiết kế để thu hút khách hàng; (2) chỉ ra các chiến lược diễn ngôn được sử dụng trong quảng cáo của Nivea để xây dựng khái niệm về vẻ đẹp lý tưởng và (3) tìm hiểu những tác động xã hội của quảng cáo sản phẩm làm đẹp Nivea. Mô hình phân tích diễn ngôn ba chiều của Fairclough được áp dụng để phân tích 18 quảng cáo Nivea được đăng trên trang web https://www.nivea.co.uk. Do giới hạn về độ dài, nên bài báo này chỉ trình bày kết quả đạt được của hai vấn đề nghiên cứu đầu tiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy về đặc điểm từ vựng, các nhà quảng cáo Nivea đã sử dụng cả từ vựng tích cực và tiêu cực, thuật ngữ khoa học, từ mượn hoặc thuật ngữ, đại từ ngôi thứ hai. Tiêu đề quảng cáo phần lớn được viết dưới dạng câu đơn hoặc cụm từ đơn giản còn nội dung quảng cáo được thiết kế dài và phức tạp hơn với việc sử dụng các hình thức so sánh, câu đề nghị, dạng thức chủ động, bị động và các thì hiện tại, tương lai. Các quảng cáo còn sử dụng các biện pháp tu từ như phép lặp và so sánh để tạo ấn tượng và thu hút sự chú ý của khách hàng. Các chiến lược diễn ngôn bao gồm tự đại diện tiêu cực và tích cực, thổi phồng, cung cấp bằng chứng khoa học, nhấn mạnh vẻ đẹp khỏe mạnh và thiết lập mối quan hệ gần gũi với khách hàng đã được áp dụng để xây dựng hình tượng cái đẹp của nhà sản xuất, truyền tải hình tượng đó cho khách hàng và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-05-31
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)