CÁCH QUẢN LÝ LỚP HỌC VÀ SỰ HÀI HOÀ MỐI QUAN HỆ GIẢNG VIÊN – SINH VIÊN: SỰ TƯƠNG TÁC CỦA MỐI QUAN HỆ ĐÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

  • Bùi Thị Kiều Giang
  • Trần Thị Thúy Nga

Tóm tắt

Nghiên cứu này xem xét sự hài hoà cách quản lý lớp học của giảng viên và mối quan hệ giảng viên – sinh viên ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Cách quản lý lớp học được phân loại thành: cách quản lý độc đoán, chuyên quyền, dân chủ và trao quyền tự quyết. Phương pháp định lượng được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xác định mô tả sơ lược đối tượng nghiên cứu, cách quản lý lớp học, mối quan hệ giảng viên – sinh viên và kết quả học tập của sinh viên. Đối tượng nghiên cứu là giảng viên và sinh viên tại Đại học Thái Nguyên trong năm học 2018-2019. Tổng số 1.703 sinh viên và 92 giảng viên được lựa chọn thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giảng viên xác định giới hạn và kiểm soát đối với sinh viên nhưng đồng thời khuyến khích sự tự do của sinh viên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự liên hệ giữa mối quan hệ giảng viên – sinh viên với cách quản lý lớp học, điều này ảnh hưởng đến cách giảng viên tổ chức hoạt động giảng dạy trên lớp. Ngoài ra, sự hài hoà của mối quan hệ giảng viên – sinh viên hàm ý rằng mối quan hệ đó càng hài hoà bao nhiêu thì kết quả học tập của sinh viên càng tốt bấy nhiêu. Nói tóm lại sinh viên có thể học được nhiều hơn khi mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên có sự đồng thuận. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-05-10
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)