XÁC ĐỊNH LOÀI TIÊN MAO TRÙNG BẰNG KỸ THUẬT PHÂN TỬ VÀ NGHIÊN CỨU VẬT MÔI GIỚI TRUYỀN BỆNH TIÊN MAO TRÙNG TRÊN ĐÀN TRÂU, BÒ TỈNH BẮC NINH

  • Nguyễn Thị Kim Lan
  • Nguyễn Văn Quang
  • Nguyễn Thị Ngân
  • Phạm Diệu Thùy
  • Dương Thị Hồng Duyên

Tóm tắt

Phân lập các chủng Tiên mao trùng ở trâu, bò nuôi tại 8 huyện, thành phố và thị xã của tỉnh Bắc Ninh, kết quả cho thấy: Tiên mao trùng ký sinh và gây bệnh trên bò và trâu của tỉnh Bắc Ninh đều thuộc giống Trypanosoma, loài Trypanosoma evansi (Steel, 1885) [6], với trình tự gene Rotat 1.2 tương đồng tới 99-100% với Genbank. Có 3 loài ruồi, mòng hút máu truyền bệnh Tiên mao trùng trên đàn trâu, bò của tỉnh Bắc Ninh: Loài ruồi Stomoxys calcitrans chiếm 53,50% số cá thể thu thập; loài mòng Tabanus kiangsuensis  chiếm 14,00% và loài mòng Tabanus rubidus  chiếm 32,50%. Tần suất xuất hiện ở các xã khảo sát đối với loài  Stomoxys calcitrans là 100%; loài Tabanus kiangsuensis là 83,87%; loài Tabanus rubidus là 93,55%. Ruồi, mòng hút máu hoạt động mạnh vào mùa Hè và mùa Thu (từ tháng 5 - 9), sau đó giảm dần và ngừng hoạt động vào các tháng lạnh trong năm; bắt đầu hoạt động vào khoảng 6 - 8 giờ và hoạt động mạnh nhất vào 8 - 18 giờ trong ngày.

Từ khóa: ký sinh, máu, mòng, ruồi, tần suất, Tiên mao trùng, trâu, bò

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-01-30
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)