https://www.vjol.info.vn/index.php/tks/issue/feed Tạp chí Khoa học Kiểm sát 2024-04-23T10:29:08+07:00 Hà Ngô Vi Hương huonghnv.bavt@gmail.com Open Journal Systems <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội</strong></p> https://www.vjol.info.vn/index.php/tks/article/view/94076 Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đưa quyền con người vào các chương trình đào tạo đại học và sau đại học ở Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội 2024-04-23T10:29:00+07:00 TS. Nguyễn Văn Khoát tckhks93@gmail.com <p>Giáo dục quyền con người có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền, cung cấp tri thức, trang bị kỹ năng, củng cố niềm tin, giúp mỗi người nhận thức đúng đắn ý nghĩa, giá trị của các quyền, biết tự mình bảo vệ các quyền, tuân thủ pháp luật và biết tôn trọng phẩm giá, các quyền và tự do của người khác. Bài viết đánh giá ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đưa quyền con người vào giảng dạy trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.</p> 2024-04-15T09:13:24+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/tks/article/view/94078 Tiếp cận quyền con người trong giảng dạy chính sách hình sự trong giai đoạn mới 2024-04-23T10:29:01+07:00 PGS.TS. Trần Hữu Tráng tcksks93@gmail.com <p>Bài viết phân tích về khái niệm tiếp cận quyền con người trong giảng dạy chính sách hình sự; phân tích về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở đạo đức trong tiếp cận quyền con người trong giảng dạy chính sách hình sự; phân tích làm rõ các nội dung của tiếp cận quyền con người trong giảng dạy các nguyên tắc của chính sách hình sự và đưa ra khuyến nghị nâng cao hiệu quả của tiếp cận quyền con người trong giảng dạy chính sách hình sự trong giai đoạn mới.</p> 2024-04-15T09:18:12+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Kiểm sát https://www.vjol.info.vn/index.php/tks/article/view/94079 Tiếp tục hoàn thiện quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 2024-04-23T10:29:02+07:00 ThS. Thiều Cẩm Sơn tckhks93@gmail.com <p>Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 – sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) mặc dù đã có nhiều điểm mới, tiến bộ nhưng để thống nhất nhận thức, thi hành đúng và có căn cứ thì việc nghiên cứu, hoạch định chính sách hình sự và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định về chế định này vẫn là yêu cầu cần thiết. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật (các Điều 20, 21, 23) và ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật về những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong BLHS hiện hành.</p> 2024-04-15T09:26:14+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Kiểm sát https://www.vjol.info.vn/index.php/tks/article/view/94081 Một số vấn đề về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam 2024-04-23T10:29:03+07:00 ThS. Nguyễn Phú Lâm tckhks93@gmail.com <p>Việt Nam đang trong định hướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Một nhà nước mà ở đó, quyền con người được tôn trọng và bảo vệ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong thực tế. Quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả xâm phạm, được thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tố tụng hình sự. Bài viết hệ thống một số vấn đề lý luận về bào chữa, quyền bào chữa trong tố tụng hình sự, từ đó có những đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện các chế định pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam.</p> 2024-04-15T09:32:21+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Kiểm sát https://www.vjol.info.vn/index.php/tks/article/view/94411 Pháp luật về hợp đồng thương mại vô hiệu - Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị 2024-04-23T10:29:05+07:00 TS. Lê Minh Thái tckskh1993@gmail.com <p>Hợp đồng thương mại là loại hợp đồng được áp dụng phổ biến trong các quan hệ kinh doanh, thương mại. Hợp đồng này cùng lúc chịu sự điều chỉnh của của Bộ luật Dân sự (BLDS) và Luật thương mại. Trong đó, các quy định về hợp đồng thương mại vô hiệu có vai trò quan trọng trong giải quyết các tranh chấp về hợp đồng thương mại. Trong bài viết, tác giả đi sâu vào phân tích các vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại vô hiệu, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định này.</p> 2024-04-23T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/tks/article/view/94089 Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch vô hiệu 2024-04-23T10:29:05+07:00 ThS. Nguyễn Thị Linh tckhks93@gmail.com <p>Bảo vệ quyền lợi của chủ thể người thứ ba ngay tình trong quan hệ pháp luật dân sự là vấn đề trọng tâm ở các hệ thống pháp luật trên thế giới. Việc luật hóa vấn đề bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý bảo vệ những chủ thể ngay tình, thiện chí. Trong phạm vi bài viết này, tác giả nêu đặc điểm, thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, qua đó đưa ra đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật.</p> 2024-04-15T09:50:38+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Kiểm sát https://www.vjol.info.vn/index.php/tks/article/view/94091 Kiểm soát quyền lực nhà nước của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2024-04-23T10:29:06+07:00 TS. Phan Thanh Hà tckhks93@gmail.com <p>Bài viết phân tích nội dung, phương thức thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước của Quốc hội dưới hai khía cạnh: (i) Kiểm soát quyền lực nhà nước của Quốc hội đối với các cơ quan thực hiện quyền hành pháp và tư pháp; và kiểm soát theo chiều ngược lại (ii) Kiểm soát quyền lực nhà nước đối với Quốc hội. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của Quốc hội, từ đó, đề xuất một số giải pháp có tính gợi mở nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đối với Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.</p> 2024-04-15T09:57:22+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Kiểm sát https://www.vjol.info.vn/index.php/tks/article/view/94097 Kiến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách về độ tuổi người hiến mô, bộ phận cơ thể người trong dự án Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (sửa đổi) 2024-04-23T10:29:07+07:00 ThS. Trần Thị Trang tckhks93@gmail.com Phạm Thị Hảo tckhks93@gmail.com <p>Chính sách về độ tuổi người hiến mô, bộ phận cơ thể người là một chính sách quan trọng và cấp thiết trong Báo cáo đánh giá tác động Dự án Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (sửa đổi). Từ thực tiễn chính sách về độ tuổi người hiến mô, bộ phận cơ thể người, bài viết tập trung đánh giá về tác động của một số giải pháp đối với chính sách về độ tuổi người hiến mô, bộ phận cơ thể người, từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về độ tuổi người hiến trong Luật hiện hành cho phù hợp với thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý cho cá nhân thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người.</p> 2024-04-15T10:09:18+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Kiểm sát