NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÔNG CỤ MÔ PHỎNG GEANT4 ĐỐI VỚI ĐẦU DÒ NHẤP NHÁY PLASTIC

  • Đặng Quốc Triệu
  • Nguyễn Ngọc Nhật Anh
  • Lê Thảo Hương Giang
  • Châu Thành Tài
  • Phạm Quỳnh Giang
Từ khóa: đầu dò nhấp nháy plastic, geant4, phổ gamma tán xạ, thiết bị phát hiện phóng xạ

Tóm tắt

Để phát hiện các vật liệu phóng xạ ẩn giấu bên trong xe hơi, xe tải và các thùng chứa, việc chế tạo các thiết bị có khả năng dò tìm ra các vật liệu phóng xạ và vật liệu hạt nhân để lắp đặt ở các cửa khẩu, bến cảng và biên giới là cần thiết [5,6]. Các thiết bị thế hệ đầu tiên được trang bị các đầu dò nhấp nháy NaI để phát hiện các vật liệu phát phóng xạ. Trong các hệ thiết bị này, nhiều đầu dò NaI có thể tích lớn được sử dụng để giảm thời gian đo và tăng khả năng phát hiện các nguồn được che chắn hay ở khoảng cách xa. Tuy nhiên các hệ thống trang bị các đầu dò như vậy có giá thành rất cao. Việc sử dụng các đầu dò nhấp nháy plastic vừa làm hạ giá thành thiết bị, đồng thời cải thiện độ nhạy giúp tăng khả năng phát hiện. Để thiết kế chế tạo được đầu dò nhấp nháy plastic có các thông số phù hợp theo yêu cầu đặt ra của đề tài cần thiết phải thực hiện mô phỏng để tiến hành đánh giá, lựa chọn cấu hình đầu dò phù hợp. Vì vậy, nhóm tác giả tiến hành tìm hiểu một số chương trình mô phỏng như Geant4 để phục vụ mô phỏng cấu hình đầu dò trong thiết bị kiểm soát dò tìm nguồn phóng xạ. Do đó, trong bài báo này một số kết quả mô phỏng từ Geant4 cho hệ đầu dò nhấp nháy plastic sẽ được trình bày.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-18
Chuyên mục
Bài viết