NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ METHYLENE BLUE CỦA VẬT LIỆU SINH HỌC TỪ HẠT CÂY BÌNH BÁT

  • Nguyễn Phương Nam
  • Trần Thanh Nhã
Từ khóa: bình bát, methylene blue, vật liệu sinh học, xử lý màu

Tóm tắt

Hiện nay Việt Nam và các nước trên thế giới đang ứng dụng rộng rãi sử dụng các phế phẩm từ vật liệu sinh học để xử lý nước. Việc ứng dụng vật liệu xử lý nước từ các phế phẩm trong quá trình sản xuất công nghiệp đang là vấn đề đáng được quan tâm và chú ý đến vì đang trong nền công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay. Trong nghiên cứu này, hạt bình bát được điều chế thành vật liệu xử lý Methylene blue trong nước. Kết quả khảo sát trong khoảng pH từ 2 đến 10 khả năng hấp phụ màu của vật liệu có chiều hướng tăng dần từ 13,4% lên 86,9%, liều lượng của vật liệu hấp phụ đối với methylene blue trong nước từ 10,0mg vật liệu đến 35mg khả năng hấp thụ màu của vật liệu có chiều hướng tăng dần từ 75,2% lên 87,9%. Kết quả cho thấy việc sử dụng vật liệu sinh học để xử lý nước đạt hiệu quả có thể thay thế các vật liệu khác để giảm chi phí và tăng tính kinh tế cho vật liệu sinh học khi ứng dụng vào công nghệ xử lý nước và nước thải.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-07
Chuyên mục
Bài viết