NGHIÊN CỨU NUÔI CẤY MÔ CÂY NƯA (TACCA LEONTOPETALOIDES (L.) KUNTZE) TỪ ĐỈNH SINH TRƯỞNG

  • Phạm Thị Mận
  • Phạm Văn Bốn
  • Vũ Thị Thu Thanh
  • Nguyễn Thị Linh
  • Trương Thị Thùy Trang
  • Ninh Văn Tuấn
Từ khóa: củ huyền, in-vitro, khử trùng, nhân chồi, ra rễ

Tóm tắt

Vật liệu nuôi cấy ban đầu là chồi đỉnh được lấy sau khi nảy mầm khoảng 2 tuần. Sử dụng dung dịch javel (3,5-6,5%) để khử trùng mẫu. Môi trường nuôi cấy cơ bản là MS và ½ MS. Môi trường nhân chồi là MS được bổ sung đồng thời BA (0,5-2,0mg/l) và NAA (0,1-0,3mg/l). Môi trường ra rễ là ½ MS bổ sung IBA (0,0-1,0mg/l) hoặc NAA (0,0-1,0mg/l). Kết quả cho thấy, mẫu được xử lý bằng dung dịch javel 6,5% trong 15 phút cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ mẫu sạch đạt 62,2% và tất cả mẫu sạch đều bật chồi; Môi trường MS + BA 1,5mg/l + NAA 0,2mg/l cho số lượng chồi cao nhất (4,1 chồi/cụm, chồi hữu hiệu là 3,7 chồi/cụm). Môi trường ra rễ tốt nhất là ½ MS + IBA 1,0mg/l cho 95,6% chồi ra rễ, số rễ là 2,9 rễ/chồi và chiều dài rễ là 5,0cm; Giá thể gồm 50% đất tầng mặt + 50% xơ dừa cho tỷ lệ sống của cây Nưa mô ở vườn ươm là 69,4% sau 6 tuần cấy. Kết quả nghiên cứu cho thấy triển vọng tốt để sản xuất cây giống Nưa bằng phương pháp nuôi cây mô. Tuy vậy, cần đánh giá khả năng thích ứng, sinh trưởng và năng suất của cây Nưa mô ngoài ruộng trước khi sản xuất cây giống mô công nghiệp.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-07
Chuyên mục
Bài viết