NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ MÀU METHYLENE BLUE TRONG NƯỚC BẰNG VẬT LIỆU SINH HỌC ĐIỀU CHẾ TỪ CÂY NGỌC KỲ LÂN

  • Nguyễn Nhật Trường
  • Trần Thanh Nhã
Từ khóa: hấp phụ Methylene blue, lá Ngọc kỳ lân, MB, vật liệu hấp phụ, vật liệu sinh học

Tóm tắt

 

Ngày nay, việc ứng dụng vật liệu sinh học xử lý nước ngày càng phổ biến và rộng rãi trên thế giới và trong nước, việc ứng dụng các vật liệu sinh học có nguồn ngốc từ thiên nhiên là hướng đi ngày càng được quan tâm. Trong nghiên cứu này, lá cây Ngọc kỳ lân được điều chế để tạo thành vật liệu xử lý nước được nghiên cứu để khảo sát khả năng hấp phụ màu. Kết quả cho thấy ở điều kiện pH = 8,0 và liều lượng vật liệu là 35,0mg, hiệu suất xử lý MB của lá cây Ngọc kỳ lân đạt 94,8 ± 0,1%. Vật liệu điều chế cho thấy có tiềm năng trong việc ứng dụng xử lý phẩm màu trong nước với ưu điểm dễ điều chế và thân thiện môi trường.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-06-15
Chuyên mục
Bài viết