THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ FMI KIỂM TRA NGẬP LỤT CHÂN ĐẾ GIÀN KHOAN DẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP GAMMA TRUYỀN QUA

  • Đặng Quốc Triệu
  • Lại Viết Hải
  • Nguyễn Ngọc Nhật Anh
  • Phạm Ngọc Đức Trí
  • Đặng Nguyễn Thế Duy
  • Nguyễn Thanh Châu
Từ khóa: CANTI, FMI, FMD, gamma truyền qua, kiểm tra ngập lụt chân đế giàn khoan soi gamma

Tóm tắt

Kết cấu chân đế các giàn khoan dầu khí ngoài khơi Việt Nam cần phải thường xuyên kiểm tra vì các khuyết tật có thể cho phép nước biển xâm nhập, dẫn đến hư hỏng kết cấu theo thời gian. Việc kiểm tra các khuyết tật trên các kết cấu chân đế giàn khoan ở độ sâu hàng trăm mét dưới nước bằng các phương pháp kiểm tra truyền thống có thể là một nhiệm vụ phức tạp và khó khăn, tiêu tốn chi phí đáng kể cho chủ đầu tư. Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn của nhân viên và an toàn tài sản của nhà đầu tư là mục tiêu chính trong việc cung cấp các dịch vụ FMI kiểm tra ngập lụt chân đế giàn khoan bằng kỹ thuật gamma truyền qua tỏ ra khá hiệu quả, với chi phí thấp. Nghiên cứu được đề xuất và thực hiện nhằm chế tạo thiết bị FMI dựa trên các kết quả nghiên cứu trên thế giới để chế tạo thiết bị ứng dụng trong kiểm tra ngập lụt chân đế gian khoan dầu, cũng như nâng cao năng lực chuyên môn của Nhóm điện tử, tự động hóa trong lĩnh vực điện tử hạt nhân. Kết quả nghiên cứu đã chế tạo được thiết bị FMI theo tiêu chuẩn Subsea làm việc ở độ sâu (-) 300 mét được chứng nhận bởi Lloyd's Register. Các thí nghiệm khảo sát cho thấy thiết bị FMI có thể phát hiện ngập lụt trong các trường hợp ống đứng, ống đứng xiên và ống nằm ngang. Giới hạn phát hiện của thiết bị FMI đối với thành phần ống ngang là 40mm nước trong đường ống có kích thước >168mm và 20mm nước trong đường ống có kích thước ≤168mm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-10
Chuyên mục
Bài viết